Bệnh xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở người ở độ tuổi khoảng 45 trở lên. Tuổi tác, thay đổi nội tiết tố, khiêng vác nặng, sai tư thế là những nguyên nhân gây bệnh lý xương khớp thường gặp. Dưới đây là top 7 bệnh xương khớp phổ biến ở người Việt Nam.
1. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, có phản ứng viêm và giảm dịch khớp. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp chủ yếu do tuổi cao, bên cạnh đó còn có các yếu tố thuận lợi như: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc có tiền sử chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao…
Những triệu chứng của thoái hóa khớp gồm:
Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp như:
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt. Tổn thương khớp mà viêm khớp dạng thấp gây ra thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn nên hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng các triệu chứng có nhiều khả năng thuyên giảm khi điều trị bắt đầu sớm với các thuốc được gọi là DMARDs (disease-modifying antirheumatic drugs).
3. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên, bị tai nạn, chấn thương cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.
Ảnh : Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý khá phổ biến
4. Bệnh gai cột sống
Gai cột sống là tình trạng phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp do đĩa sụn và xương bị thoái hóa, mặt xương khớp nhọn và gai mọc ra và chèn ép lên dây thần kinh gây ra đau.
Phần lớn bệnh nhân thường không cảm thấy bất cứ triệu chứng gì trong thời gian đầu. Tuy nhiên khi bệnh bắt đầu trở nặng, gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì những cơn đau mới dần xuất hiện.
Một số triệu chứng của gai cột sống là:
5. Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là cụm từ mô tả tình trạng đau lan từ mông xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Các nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa gồm có:
Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa còn do chấn thương, viêm…
Ảnh : Các bệnh lý về xương khớp thường gây đau dây thần kinh toạ
6. Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống bắt đầu từ sau tuổi 30, tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhanh. Thoái hóa tác động đến cả sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp, trong đó tế bào sụn khớp và xương dưới sụn là quan trọng hàng đầu. Trong hệ thống cột sống có 3 vùng thường xảy ra thoái hóa và tùy thuộc vào từng vị trí mà có những triệu chứng thoái hóa cột sống khác nhau:
7. Loãng xương
Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương.
Nguyên nhân gây loãng xương có thể là do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc… Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1 – 3% mỗi năm, kéo dài từ 5 – 10 năm sau khi mãn kinh.
Bệnh xương khớp là một trong các bệnh phổ biến của người Việt Nam và gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống người bệnh, nhất là người trong độ tuổi trung niên, người già, người có sức đề kháng kém. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh xương khớp đều có thể phát hiện và đoán từ rất sớm, vì thế việc thăm khám sức khỏe định kỳ là việc làm rất cần thiết.